Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY SƯA

I- THÔNG TIN CHUNG

Tên khác:                  Trắc thối

Tên khoa học:          Dalbergia tonkinensis Prain.

Họ Đậu:                      Fabaceae

Hình 1: Cây Sưa ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ trung bình, cao 20m, đường kính 60cm, vỏ màu xám nhạt, nứt dọc.

Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách, 9-17 lá chét, phiến hình thuôn, mặt dưới hơi xám trắng; lá kèm nhỏ sớm rụng.

Hình 2: Sưa – lá kép

Cụm hoa chùy, hoa lưỡng tính, hoa nhỏ màu trắng, hơi thơm.

Quả bế dẹp, hình trứng thuôn, dài 4cm, 1-2 hạt.

Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8.

Hình 3: Sưa – quả

Sinh thái: Cây thường xanh, trong kiểu rừng khô thưa ở độ cao dưới 1.000 m. Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm, chủ yếu tái sinh hạt.

Phân bố: loài cây đặc hữu của Việt Nam

– Việt Nam: mọc ở Lạng Sơn, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Gia Lai, Khánh Hòa,…

– Khánh Hòa: phân bố rải rác ở Vạn Ninh, Ninh Hòa,…

Tình trạng bảo tồn: Có tên trong Danh lục đỏ của IUCN (VU – sẽ nguy cấp). Loài cây quý hiếm, đã được nhân giống bảo tồn ở nhiều địa phương trong nước.

Công dụng:

Gỗ lõi màu nâu đỏ, nặng, cứng, vân đẹp. Thuộc nhóm gỗ quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao. Dùng làm mộc mỹ nghệ, hàng mộc cao cấp.

Thành phần: các hợp chất Isoflavon và dihydrophenanthren. Ngoài ra, còn có  etylacetat và diclometan trong gỗ lõi, có tác dụng giảm tiểu đường.

Theo YHCT: dùng điều trị xương khớp, tiêu hóa, mụn nhọt,…

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

Tham khảo:

  1. Dalbergia tonkinensis_VU.pdf

 

lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu