Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY MUỒNG XIÊM

I- THÔNG TIN CHUNG

Tên khác:                  Muồng đen

Tên khoa học:          Senna siamea (Lam.) Irwin & Bar.  (Cassia siamea Lam.)

Họ Đậu:                     Fabaceae (Caesalpiniaceae)

Hình 1: Cây Muồng xiêm ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ lớn, thường xanh; vỏ thân màu đen, phát triển nhiều cành nhánh.

Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách; lá chét 10-15 cặp, phiến hình thuôn.

Hoa tự chùy, ở đầu cành, hoa mẫu 5, màu vàng tươi.

Quả đậu dẹp, dài 30cm, lượn sóng; hạt 20, màu nâu nhạt.

Mùa hoa quả: tháng 8-11.

Hình 2: Muồng xiêm – cành lá & hoa

Sinh thái:

Cây mọc rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh. Biên độ sinh thái rộng, chịu hạn tốt. Tái sinh hạt và chồi đều mạnh.

Phân bố:

– Thế giới: phân bố ở Đông Nam Á;

– Việt Nam: khá phổ biến ở Tây nguyên, Trung bộ, Đồng Nai,…;

– Khánh Hòa: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm,…

Tình trạng bảo tồn: Có tên trong Danh lục đỏ của IUCN (LC – ít nguy cấp), mặc dù phạm vi phân bố rộng, nhưng bị chặt phá nhiều do gỗ tốt.

Hình 3: Muồng xiêm – quả

Công dụng:

Gỗ tốt, thuộc nhóm I, lõi màu đen, cứng, nặng, không bị mối mọt. Dùng trong xây dựng, hàng mộc cao cấp, chạm khắc,…

Ngoài ra, cây có nhiều tanin dùng để thuộc da.

Thường được trồng làm cây đường phố, công viên, cây che bóng cho Cà phê,…

Theo YHCT: dùng trị mề đay, ghẻ, tẩy giun,…./.

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

Tham khảo:

  1. Senna siamea (Pheasantwood) (iucnredlist.org)
  2. Senna siamea – Useful Tropical Plants (theferns.info)
lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu