Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY KÉ NÚI

I- THÔNG TIN CHUNG

Tên khác:                  Ké hoa trắng, Quao núi, Quao trụ

Tên khoa học:          Stereospermum cylindricum Pierre ex Dop.

Họ Đinh:                   Bignoniaceae

Hình 1: Cây Ké núi ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ lớn, thay lá vào mùa khô; vỏ thân màu nâu đen. Cành nhánh có lông lúc non.

Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc đối, lá chét 7-9, phiến hình bầu dục, có lông mịn dày.

Hoa tự chùy, ở nách lá đầu ngọn, hoa cỡ 6cm, màu trắng có các sọc vàng nâu, tràng hợp phân 5 thùy có răng; nhị 4.

Quả nang có 4 cạnh, dài 50cm; hạt có cánh mỏng.

Mùa hoa: tháng 6-8; mùa quả: tháng 9-11.

Hình 2: Ké núi – hoa

Sinh thái:

Cây mọc rải rác trong rừng thứ sinh, kiểu rừng bán thay lá, độ cao dưới 800m, ở trên các sườn đồi thấp, chịu được khí hậu khô hạn. Tái sinh hạt tốt.

Phân bố:

– Thế giới: phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam;

– Việt Nam: khá phổ biến ở Tây nguyên và Nam Trung bộ;

– Khánh Hòa: ở Ninh Hòa và Nha Trang.

Tình trạng bảo tồn: loài cây này bị lạm thác nên số cá thể đang hiếm dần. Cần được bảo vệ và nhân giống phát triển.

Hình 3: Ké núi – cành lá & quả non (hình trụ cong)

Công dụng:

Gỗ cứng, dùng trong xây dựng.

Theo YHCT: dùng rễ, lá và hoa làm thuốc trị sốt, lỵ và tiêu chảy./

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu