Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY GĂNG NÉO

I- THÔNG TIN CHUNG

Tên khác:                  Găng cát

Tên khoa học:          Manilkara hexandra (Roxb.) Dubard

Họ Sến:                      Sapotaceae

Hình 1&2: Cây Găng néo ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ lớn, cao 20m, đường kính đến 1m. Vỏ thân màu nâu xám, sần sùi. Thân và cành nhánh có gai, trong cây có mủ trắng.

Lá đơn mọc cách, tập trung đầu cành. Phiến lá hình trứng, dài 10cm.

Hoa mọc ở nách lá, màu trắng ngà, cánh hoa 6.

Quả hạch, hình xoan, 1,5 cm, khi chín màu vàng.

Mùa hoa quả từ tháng 8-12.

Hình 3: Găng néo – cành lá

Sinh thái:

– Mọc ở vùng thấp, đất bồi ven biển ngay phía sau rừng ngập mặn, trong kiểu rừng khô thưa nhiệt đới. Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm trên lập địa khô hạn, nghèo kiệt. Tái sinh hạt tốt.

Phân bố:

– Thế giới: phân bố ở Ấn Độ, Bangladesh, Trung quốc, Đông Nam Á,…

– Việt Nam: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Côn Đảo, Phú Quốc,…

– Khánh Hòa: mọc ở Đầm Môn, Hòn Hèo, bán đảo Cam Ranh,…

Hình 4: Găng néo  – hoa & quả non  

Tình trạng bảo tồn:

-Loài cây này tương đối phổ biến.

Công dụng:

Gỗ cứng, bền và nặng. Được sử dụng cho các công trình kết cấu nặng, ngoài ra còn chạm tiện và làm mộc dân dụng.

Quả chín có thể ăn tươi hoặc khô, làm mứt. Hạt cũng có thể ép cho dầu.

Theo YHCT: Vỏ cây được dùng chữa sốt, giúp tiêu hóa./.

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

Tham khảo:

  1. Manilkara hexandra – Useful Tropical Plants (theferns.info)
lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu