Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY DUỐI NHÁM

I- THÔNG TIN CHUNG

Tên khác:                  Duối dai, Ruối

Tên khoa học:          Streblus asper Lour.

Họ Dâu tằm:             Moraceae

Hình 1: Cây Duối nhám ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ nhỏ, cao đến 5m, đường kính gốc 30cm; phân cành nhiều; có mủ trắng.

Lá đơn, mọc cách, hình trứng ngược, mặt lá nhám, mép lá có răng nhỏ.

Hoa mọc chùm hoặc mọc lẻ, hoa nhỏ đơn tính, mẫu 4. Quả thịt hình cầu, có đài tồn tại,  khi chín màu vàng, thơm, ăn được.

Mùa hoa: tháng 6-7; mùa quả: tháng 8-9.

Sinh thái: Thường gặp trong rừng thứ sinh vùng đồi núi núi hoặc ven biển. Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm; tái sinh hạt và chồi đều mạnh.

Cây duối thường mọc hoang ở vùng đồi núi khô cằn

Hình 2: Duối nhám –hoa đực

Phân bố:

– Thế giới: phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka, các nước Đông Nam Á,…

– Việt Nam: chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên.

– Khánh Hòa: mọc rải rác ở Vạn Ninh, Ninh Hòa, Tp. Nha Trang, Cam Lâm,…

Tình trạng bảo tồn: cây phân bố khá rộng, ít có nguy cơ.

Hình 3: Duối nhám – quả non

Công dụng:

Gỗ bền, dùng làm cán nông cụ. Vỏ cây được tách sợi dùng làm giấy.

Thường được trồng làm hàng rào ở thôn quê, vì cây có nhiều công dụng, đặc biệt về dược liệu.

Thành phần: vỏ cây có chứa pregnan glycosid, streblosid, asperosid, acid oleanolic, stigmasterol,…

Thường được trồng như bon sai, cây dể cắt tỉa và tạo hình.

Theo YHCT: các bộ phận của cây dùng để chữa đau đầu, đau nhức răng, chướng bụng, giải độc, thanh nhiệt, ngoài ra còn có tính năng trợ tim, chống oxy hóa

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

Tham khảo:

  1. Streblus asper – Useful Tropical Plants (theferns.info)
lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu