THÔNG TIN CÂY ĐA LÂM VỒ
I- THÔNG TIN CHUNG
Tên khác: Đa mít
Tên khoa học: Ficus rumphii Bl.
Họ Dâu tằm: Moraceae
Hình 1&2: Cây Đa lâm vồ ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
Hình thái:
Cây gỗ lớn, rụng lá hàng năm, đôi khi mọc phụ sinh lúc nhỏ, nhiều cành nhánh, cao 15m; gốc bành to có chu vi gần 3m; vỏ thân màu xám nâu; toàn cây có mũ trắng.
Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình tam giác hoặc hình trứng, lá kèm hình búp nhọn.
Dạng quả sung, thường xếp từng cặp, quả không cuống, hình cầu 1cm; quả non màu xanh, khi chín chuyển từ màu vàng sang đỏ sậm.
Mùa hoa quả: gần như quanh năm.
Sinh thái: Mọc tự nhiên trong rừng thứ sinh trên các đồi núi thấp, hoặc ở khu vực ven bờ biển có nhiều đá. Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh; tái sinh hạt rất mạnh. Phổ biến quanh các đình làng.
Hình 3: Lá Đa lâm vồ
Hình 3: Lá Đa bồ đề (đầu lá nhọn dài)
Phân bố:
– Thế giới: phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Đông Nam Á,…
– Việt Nam: gần như khắp cả nước, từ Bắc xuống Nam.
– Khánh Hòa: phân bố rộng ở các địa phương trong tỉnh.
Tình trạng bảo tồn:
-Loài cây rất phổ biến.
Công dụng:
Gỗ mềm, chỉ dùng làm chất đốt. Quả và lá non có thể ăn được.
Theo YHCT: nhựa mũ dùng làm thuốc tẩy giun và quả dùng để chữa ghẻ.
Thường được trồng làm cây cảnh ở đình chùa, sân vườn, hoặc tạo thành bonsai./.
HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA
Ghi chú: Đây là loài cây rất phổ biến thuộc chi Đa (Ficus), dễ bị nhầm lẫn với cây Đa Bồ đề (Ficus religiosa), khác biệt ở đầu lá Đa Bồ đề kéo dài hơn.