Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY CUI BIỂN

I- THÔNG TIN CHUNG

Tên khác:                  Cui duyên hải

Tên khoa học:          Heritiera littoralis Dryand.

Họ Bụp:                     Malvaceae (Sterculiaceae)

Hình 1: Cây Cui biển ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ trung bình cao đến 15m, đường kính gốc 30cm.

Lá đơn, mọc cách, hình xoan, mặt trên xanh lục, mặt dưới có vẩy màu bạc.

Hoa tự dạng chùy, đơn tính, có lông màu nâu. Hoa mẫu 5, hoa đực có 5 nhị xếp trên một cột ngắn, hoa cái có bầu 5 ô.

Quả đại hóa gỗ, có lườn (gờ) dọc trên lưng, khi chín màu nâu; hạt 1, hình trứng.

Mùa hoa: tháng 7-8; mùa quả: tháng 9-10.

Sinh thái: Thường gặp trong rừng thứ sinh gần biển và hải đảo. Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm, chủ yếu tái sinh hạt.

Hình 2: Cui biển – cành lá & hoa

Phân bố:

– Thế giới: phân bố ở Ấn Độ, các nước ven biển ở Đông Nam Á, Australia,…

– Việt Nam: chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ và Côn Đảo,…

– Khánh Hòa: khá hiếm, mọc rải rác ở Vạn Ninh, Tp. Nha Trang,…

Hình 3: Cui biển – hoa

Tình trạng bảo tồn:

-Loài cây có nguy cơ bị chặt phá ở vài quốc gia, nhưng vùng phân bố khá rộng trên thế giới. Có tên trong Danh lục đỏ của IUCN (LC – ít nguy cấp).

Hình 4: Cui biển – quả

Công dụng:

Gỗ bền, chất lượng cao, sử dụng để làm cột buồm, đóng tàu, đồ nội thất.

Vỏ có nhiều tanin dùng thuộc da, nhuộm lưới.

và cũng được khai thác làm thực phẩm và thuốc ở một số bộ phận của nó

Cây có hình thái đẹp và có tác dụng phòng hộ, được trồng để chắn gió, bảo vệ khu vực bờ biển.

Theo YHCT: nước sắc từ rễ được dùng để chữa nhiễm trùng miệng và đau răng. ​Hạt  dùng để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ.

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

Tham khảo:

  1. Heritiera littoralis (iucnredlist.org)
  2. Heritiera littoralis (PROTA) – PlantUse English (plantnet-project.org)
lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu