THÔNG TIN CÂY CÓC ĐÁ
I- THÔNG TIN CHUNG
Tên khác: Cốc đá, Đầu heo
Tên khoa học: Garuga pinnata Roxb.
Họ Trám: Burseraceae
Hình 1: Cây Cóc đá ở Tháp Bà PoNagar
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
Hình thái:
Cây gỗ trung bình, lá rụng theo mùa; cao khoảng 15m, đường kính gốc 40cm.
Lá kép lông chim 1 lần lẻ, gồm 5 – 6 cặp lá chét hình xoan, lá chét phiến lệch, mép có răng thưa.
Hoa tự dạng chùy, hoa lưỡng tính, có lông màu nâu. Hoa mẫu 5; nhị 10.
Quả hạch cứng, hình cầu, khi chín có màu hơi đen, ăn được.
Mùa hoa: tháng 4-6; mùa quả: tháng 6-8
Hình 2: Cây Cóc đá ở Tháp Bà PoNagar – Cành lá
Sinh thái:
Thường mọc ở rừng dày ẩm, thường xanh, ven suối, hoặc sườn núi thấp, độ cao dưới 500m. Tái sinh hạt khá mạnh nơi đất ẩm.
Phân bố:
– Thế giới: phân bố ở Ấn Độ, Đông Nam Á,…
– Việt Nam: ở các tỉnh Hòa Bình, Gia Lai, Kontum, Daklak, Phú Yên, Khánh Hòa,…
– Khánh Hòa: khá hiếm, mọc rải rác ở Ninh Hòa, Cam Lâm, Tp. Nha Trang,…
Hình 3: Cóc đá – quả non
Tình trạng bảo tồn:
-Loài cây khá hiếm, cần được nhân giống phát triển.
Công dụng:
Gỗ có lõi màu xám hồng, mịn; dùng làm mộc dân dụng.
Cây có hình thái đẹp, có thể trồng làm cây cảnh quan.
Theo YHCT: vỏ cây dùng làm thuốc giảm sốt, trị mụn nhọt,…
HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA
Tham khảo: