THÔNG TIN CÂY CÀ DIÊN
I- THÔNG TIN CHUNG
Tên khác: Cà diện
Tên khoa học: Karomia fragrans Dop.
Họ hoa môi: Lamiaceae (Verbenaceae)
Hình 1: Cây Cà diên ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
Hình thái:
Cây gỗ lớn, thân thẳng, vỏ màu xám nâu; cao trên 25m, chu vi gốc đến 2,5m. Lá đơn, mọc đối, hình xoan; cành non có lông tơ.
Hoa tự dạng chùy, lưỡng tính, mẫu 5, hoa rất thơm; tràng hợp cánh, hình ống có 5 thùy tạo thành 2 môi, màu xanh lam; nhị 4.
Quả nang, ở giữa đài đồng trưởng, hình tròn rộng 3cm, khi chín màu nâu xám.
Mùa hoa: tháng 7-8; mùa quả: tháng 9-10.
Sinh thái: Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm, mọc rải rác trong rừng khô thưa.
Tái sinh tự nhiên bằng hạt.
Hình 2: Cà diên – Hoa
Phân bố:
– Thế giới: chưa thấy ghi nhận.
– Việt Nam: loài đặc hữu, phân bố hẹp ở Ninh Thuận (Cà Ná, Vườn quốc gia Núi Chúa) và Khánh Hòa,…
– Khánh Hòa: phân bố ở Hòn Hèo và Tp. Nha Trang,…
Hình 3: Cà diên – Quả
Tình trạng bảo tồn:
-Là loài cây quý hiếm do bị lạm thác đến mức cạn kiệt. Có tên trong Sách đỏ VN (CR – rất nguy cấp). Cần được nhân giống bảo tồn loài cây này.
Công dụng:
Gỗ có lõi cứng, nặng và bền. Dùng làm đồ mộc cao cấp./.
HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA
Tham khảo:
- Sách đỏ Việt Nam, 2007. Phần II. Thực vật. p.357-358. NXB. Khoa học TN&CN.
- https://science.mnhn.fr/taxon/species/karomia/fragrans?lang=en_US