Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY VẸT DÙ TRÊN ĐẢO HOA LAN

I- THÔNG TIN CHUNG

Tên khác:                 Vẹt rễ lồi

Tên khoa học:        Bruguiera gymnorhiza (L.) Lamk.

Họ Đước:                 Rhizophoraceae

Hình 1: Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza)

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ lớn, cao đến 25cm, đường kính 40cm, vỏ xám đen; rễ thở hình trụ, cong như đầu gối. Lá đơn, mọc đối, hình xoan; lá kèm màu đỏ.

Hoa đơn độc ở nách lá, mọc thòng,; đài màu đỏ, có 10-14 thùy nhọn; cánh hoa 10-14, màu trắng ngà chuyển dần sang nâu. Quả có đài tồn tại; trụ mầm mập giống điếu xì gà, khi chín màu nâu, dài 15-25cm.

Mùa hoa, quả: từ tháng 4-8.

Hình 2: Vẹt dù – Hoa

Sinh thái:

Loài cây của châu Á nhiệt đới, thường mọc ở nơi đất bùn dọc bờ biển, thủy triều lên xuống hằng ngày; ngoài ra cũng có thể mọc trên chỗ đất khô mặn.

Phân bố:

– Thế giới: Đông Phi, Sri Lanka, Australia, Đông Nam Á,…

– Việt Nam: khá phổ biến ở RNM khu vực Trung bộ và Nam bộ;

– Khánh Hòa: ở đầm Môn, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều.

Hình 3: Vẹt dù – Quả & Trụ mầm

Tình trạng bảo tồn:

Mặc dù phân bố khá rộng, nhưng số lượng cá thể ít. Đã được gây trồng bổ sung ở đầm Thủy Triều.

Công dụng:

Gỗ cứng, tốt, dùng trong xây dựng. Vỏ cây chứa nhiều tanin, vị chát; dùng để nhuộm vải, lưới và thuộc da.

Trụ mầm  có thể ăn được hoặc dùng như nhai trầu.

Vỏ cây được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét ở Campuchia; điều trị tiêu chảy và sốt ở Indonesia,…

 HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu