Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY MẤM BIỂN TRÊN ĐẢO HOA LAN

I- THÔNG TIN CHUNG:

Tên khác:                 Mấm quăn, Mấm ổi

Tên khoa học:        Avicennia marina (Forssk.) Vierh.

Họ Ô rô:                    Acanthaceae (Avicenniaceae)

Hình 1: Mấm biển (Avicennia marina)

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ nhỏ, hoặc dạng cây bụi, cao 2-5 m, phân cành nhiều, vỏ thân tróc từng mảng giống vỏ cây ổi; rễ thở hình măng mọc quanh gốc.

Lá đơn, nguyên, mọc đối, không lá kèm, hình xoan rộng hoặc hình trứng, mặt trên xanh láng, mặt dưới xám trắng, mép lá cong, quăn.

Hoa tự chùm ngắn, mọc đầu cành; hoa nhỏ mẫu 4, cánh hoa màu vàng cam.

Quả nang 1 hạt, hình trứng hoặc tròn dẹp; vỏ quả có lông mịn màu vàng xám.

Mùa hoa quả: tháng 5-10.

Hình 2: Mấm biển – Hoa

Sinh thái:   

Mọc ở cửa sông hoặc vùng triều thấp, bộ rễ vững chắc đâm sâu xuống đất bùn cát, giúp cây chịu được sóng, gió. Là loài cây tiên phong có vai trò cố định đất, từ các bãi bồi, khởi đầu cho sự hình thành rừng ngập mặn.

Phân bố:

– Thế giới: Phổ biến ở RNM Nhiệt đới và Á nhiệt đới: Ấn Độ, Pakistan, Mozambique, Oman, Đông Nam Á, Australia, Nhật, New Zealand,…

– Việt Nam: Từ Quảng Ninh, Ninh Bình, đến Vũng Tàu, Cần Giờ và Cà Mau.

– Khánh Hòa: Đầm Môn, đầm Nha Phu, đầm Thủy triều, đầm Bấy,…

Hình 3: Mấm biển – Quả

Tình trạng bảo tồn:

Loài cây phân bố rộng, khá phổ biến ở rùng ngập mặn.

Công dụng:

Gỗ dùng trong xây dựng, đóng ghe, làm củi,…Vỏ có nhiều tanin dùng thuộc da. Quả ăn được, hoặc làm thức ăn gia súc.

Theo YHCT: Mấm biển là vị thuốc nam quý, được sử dụng với các tác dụng: Chữa ung loét, chữa bệnh hủi. Dịch nước từ lá cây giúp mát gan.

Ngoài ra, còn có khả năng chữa viêm sưng, suy nhược,…

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

Tham khảo:          

Avicennia marina – Useful Tropical Plants (theferns.info)

lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu