Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY ĐƯỚC ĐÔI TRÊN ĐẢO HOA LAN

I- THÔNG TIN CHUNG

Tên khác:                 Đước

Tên khoa học:        Rhizophora apiculata Bl.

Họ Đước:                 Rhizophoraceae

Hình 1: Đước (Rhizophora apiculata)

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ lớn, cao 20-30m, đường kính 70cm, rễ chân nôm cao đến 4-5m. Lá đơn, mọc đối, phiến dày hình bầu dục, đầu nhọn, mặt dưới lá có chấm đen. Lá kèm hình búp, màu đỏ hoặc nâu.

Hoa tự là xim 2 hoa mọc ở nách lá. Hoa màu trắng ngà, cánh hoa 4, không lông; nhị đực 12; đài 4 tồn tại ở quả.

Quả hình lê, màu nâu; trụ mầm thòng, màu xanh lục, dài 30–40cm.

Mùa hoa tháng 5-7; quả chín tháng 8-10.

Hình 2: Đước – Hoa

Sinh thái:

Cây Đước phát triển nhanh, thường mọc chung với các loài Cọc trắng, Vẹt dù, Mấm,… hoặc tạo thành từng quần thể nhỏ, gần các cửa sông, trên đất phù sa nhiều bùn hơi chặt. Có khả năng nẩy mầm từ quả ở ngay trên cành (trụ mầm) và tái sinh chồi rất mạnh.

Hình 3: Đước – Quả và trụ mầm

Phân bố:

– Thế giới: Phổ biến ở các nước Đông Nam Á, Úc,…

– Việt Nam: từ ven biển miền Trung xuống đến Cà Mau.

– Khánh Hòa: ở đầm Môn,  đầm Nha Phu và đầm Thủy Triều.

Tình trạng bảo tồn:

Do bị chặt phá nên hiện tại chỉ mọc rãi rác, cần được bảo vệ và nhân giống phát triển, tạo thành vành đai phòng hộ ven các đầm.

Công dụng:

Gỗ dùng trong xây dựng, mộc gia dụng và chất đốt. Than từ gỗ Đước cho nhiệt lượng cao. Vỏ cây chứa nhiều tanin, dùng để nhuộm lưới, thuộc da,…

Theo YHCT: Dùng rễ cây Đước chữa các bệnh thấp khớp, hoặc tiểu đường. Ngoài ra, còn dùng để cầm máu, chữa viêm họng, lỵ và tiêu chảy.

Nhìn chung, rừng Đước là thành phần chủ yếu của RNM, có vai trò phòng hộ rất quan trọng, chắn sóng, giử đất, bảo vệ vùng ven biển, cửa sông, vì vậy cần phải bảo vệ và phát triển loài cây này.

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu