THÔNG TIN CÂY DÀ VÔI TRÊN ĐẢO HOA LAN
I- THÔNG TIN CHUNG:
Tên khác: Dà đỏ, Dà nét
Tên khoa học: Ceriops tagal (Perr.) C. B. Roxb.
Họ Đước: Rhizophoraceae
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
Hình thái:
Cây gỗ nhỏ, cao trên 10m, đường kính 20 cm. Vỏ thân màu xám nâu.
Lá đơn, mọc đối, phiến hình xoan hoặc trứng ngược; lá kèm hình mác.
Cụm hoa xim ở nách lá, gồm 5–10 hoa. Đài hợp, tồn tại ở quả. Tràng hoa gồm 5 cánh thuôn, màu trắng, sau chuyển sang màu nâu, có 3 phụ bộ dạng sợi.
Quả hình trứng, trụ mầm hẹp, dài 30 cm, hơi có cạnh.
Mùa hoa quả: tháng 3-8.
Hình 1: Dà vôi (Ceriops tagal) – Hoa
Sinh thái:
Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm, tái sinh bằng cây mầm và chồi gốc. Thích hợp trên đất phù sa, bãi lầy ngập nước thủy triều ở cửa sông.
Hình 2: Dà vôi – Quả & Trụ mầm
Phân bố:
– Thế giới: RNM ven biển từ Đông Phi, Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á, Úc,…
– Việt Nam: mọc ở các bãi lầy ven biển miền Trung và Nam bộ.
– Khánh Hòa: Phân bố hẹp ở đầm Nha Phu và đầm Thủy Triều.
Hình 3: Dà vôi – Thân
Tình trạng bảo tồn:
Loài cây có tán đẹp, số lượng cá thể tương đối hiếm, cần nhân giống bảo tồn.
Công dụng:
Gỗ màu đỏ, nặng; dùng đóng đồ mộc dân dụng. Trụ mầm cũng có thể ăn được. Vỏ chứa nhiều tanin dùng nhuộm lưới; hoặc nhuộm vải.
Theo YHCT: Dùng nước sắc từ chồi non cây Dà để chữa sốt rét.
HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA