Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY CỌC TRẮNG TRÊN ĐẢO HOA LAN

I- THÔNG TIN CHUNG:

Tên khác:                 Cóc trắng, Cọc vàng

Tên khoa học:        Lumnitzera racemosa Willd.

Họ Bàng:                  Combretaceae

Hình 1: Quần thể Cọc trắng (Lumnitzera racemosa)

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ nhỏ, hoặc dạng cây bụi, cao 8m, nhiều cành nhánh. Lá đơn, nguyên, mọc cách, phiến dày, hình muỗng, hoặc trứng ngược.

Hoa tự bông (gié) ở nách lá và đầu ngọn, 6-12 hoa, có mùi thơm, mẫu 5; tràng 5 cánh trắng; nhị 10; bầu dưới. Quả hạch, hình thoi (dạng cái bình) dài 1,5cm; đài tồn tại; hạt 1.

Mùa hoa quả: tháng 4-10.

Hình 2: Cọc trắng – Hoa

Sinh thái:

Rất phổ biến trong các sinh cảnh rừng ngập mặn, thường xuyên ở các khu vực ngập triều lên xuống hàng ngày, hoặc dọc theo cửa sông, trên đất bùn cát. Là loài bản địa phát triển nhanh, ưa sáng, có khả năng hình thành quần thể.

Phân bố:

– Thế giới: Sri Lanka, Ấn Độ, Đài Loan, Japan, Đông Nam Á, Úc, Maldives,…

– Việt Nam: Phổ biến ở khắp các RNM ven biển từ Bắc vào Nam.

– Khánh Hòa: Phổ biến ở đầm Môn, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều,…

Hình 3: Cọc trắng – Quả

Tình trạng bảo tồn:

Loài cây phân bố rộng, không có nguy cơ.

Công dụng:

Gỗ bền, chắc, được sử dụng để xây dựng, cột cừ và đồ nội thất; củi đun và hầm than; vỏ cây nhiều tanin dùng để thuộc da.

Thành phần hợp chất từ lá cây Cọc trắng: Myricetin, methylellagic acid, quercetin, rhamnopyranoside, megastigmene và gallic acid.

Theo YHCT: Chữa dị ứng, các vết ngứa.

Thường được trồng thành vành đai xanh phòng hộ ven biển.

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

 

lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu