THÔNG TIN CÂY KƠ NIA CÂY DI SẢN VIỆT NAM
I- THÔNG TIN CHUNG:
- Tên cây thường gọi: Kơ nia (Irvingia malayana ex Benn.)
- Tên địa phương: Cầy
- Địa chỉ nơi có cây: Địa danh: Hòn Dù
Thôn Suối Lách – Xã Khánh Trung – Huyện Khánh Vĩnh – Tỉnh Khánh Hòa
Hình 1&2: Cây Kơ nia
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
- Tuổi cây: Trên 240 tuổI
- Giải thích cách xác định tuổi cây:
Theo người dân bản địa Raglai, khu vực này từ thời kháng chiến đã có nhiều cây Kơ nia lớn, sau chiến tranh nhiều cây đã bị khai thác lấy gỗ, cây này do thân bị bọng nên còn sót lại, tuổi cây ước lượng trên 200 năm.
Thực tế kích thước của thân cây rất lớn, chu vi đo ở 1,3 m là 3,7 m (D1,3: 1,2m), cây Kơ nia có tăng trưởng đường kính rất chậm, dưới 0,5 cm/năm, nên tuổi cây khoảng trên 240 năm.
3. Chỉ tiêu đo đếm:
Gồm các chỉ tiêu: chu vi, chiều cao, bề rộng tán lá của cây
Chu vi đo sát gốc: 4,4 m Tính ra đường kính gốc (Dg): 1,4 m
Chu vi đo ở 1,3 m: 3,7 m Tính ra đường kính D1,3: 1,2 m
Chiều cao cây: 27 m Tán lá rộng: 17,5 x 21 m
Hình 3&4: Cây Kơ nia – Cành ngọn và phần gốc thân bị bọng
4. Đặc điểm hình thái – sinh thái:
Cây có thân thẳng, gốc có bạnh và tán lá xòe rộng; vỏ thân màu nâu đỏ. Lá đơn, mép nguyên, mọc cách, hình trứng, kích thước: 10 x 5 cm; lá non màu tím nhạt; lá kèm hình búp hẹp. Hoa tự chùm, hoa nhỏ (0,5cm) màu trắng, mẫu 5, có đĩa mật màu vàng. Quả hạch, hình xoan, rộng 3-4 cm; hạt ăn được. Mùa hoa: tháng 3 – 4; mùa quả: tháng 5 – 6.
Hình 5: Cành lá & Phát hoa
Cây Kơ nia phân bố khá rộng ở khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa, thường mọc ở kiểu rừng nhiệt đới khô thưa, bán thay lá, độ cao từ 100-300m, trên đất feralit.
5.Hiện trạng của cây:
Cây sinh trưởng chậm, bị bọng (2,2 x 0,3 m) ở phần gốc thân; nhưng vẫn ra hoa, kết quả hằng năm.
Hình 6: Quả
Hình 7: Hạt
6. Giá trị về mặt văn hóa, lịch sử:
Cây Kơ nia mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với đồng bào dân tộc Raglai, họ cho rằng đây là nơi trú ngụ của thần linh, vì thế thường không chặt phá các cây này.
Trên nương rẫy của đồng bào, thường giữ lại cây Kơ nia cổ thụ như là biểu tượng về tín ngưỡng và còn làm cây che bóng mát lúc nghỉ trưa. Ngoài ra, người dân địa phương còn sử dụng vỏ cây và rễ để chữa bệnh.
Vị trí của cây này gần với chân núi Hòn Dù, là một trong những căn cứ quan trọng của quân và dân Khánh Hòa trong suốt hai cuộc kháng chiến. Năm 2008, căn cứ cách mạng Hòn Dù đã được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.
Hiện nay, rừng Khánh Hòa ngày càng ít dần những cây cổ thụ quý hiếm, vì vậy việc đề xuất công nhận Cây Di sản đối với cây Kơ nia có ý nghĩa rất lớn, không chỉ về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn có giá trị đặc biệt về văn hóa, giáo dục, lịch sử, xã hội. Đây sẽ là điểm đến văn hóa sinh thái và về nguồn rất lý tưởng để thu hút du khách trong thời gian tới./.