THÔNG TIN CÂY GIÁNG HƯƠNG CÂY DI SẢN VIỆT NAM
I- THÔNG TIN CHUNG:
1- Tên cây thường gọi: Giáng hương trái to
2- Tên địa phương: Hương
3- Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz.
4- Họ : Fabaceae
5- Địa chỉ nơi có cây:
Địa danh: Miếu Bà Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (2014) – Thôn 4 ấp Bạch Qua – Xã Diên Phú – Huyện Diên Khánh- Tỉnh Khánh Hòa
6- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý (sở hữu): Ban quản lý Miếu Bà
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
1- Nguồn gốc: tự nhiên
2- Tuổi cây: khoảng 400 tuổi
3- Giải thích cách xác định tuổi cây: Tuổi cây được xác định dựa vào lịch sử xây dựng Miếu Bà và thông tin từ các bô lão địa phương. Khu vực này dọc theo sông Cái, còn khá nhiều cây Giáng hương cổ thụ.
Ngoài ra còn căn cứ vào kích thước rất lớn của thân cây, độ tuổi của cây ước tính 400 tuổi.
Hình 1: Cây Hương
4- Chỉ tiêu đo đếm:
Chu vi gốc: 8,1 m (gốc có bạnh vè)
Chu vi (ở độ cao 1,3m): 5,4 m – quy ra đường kính (D1,3m): 1,7 m
Chiều cao cây: 30 m – Tán lá rộng: 28 x 23 m
Hình 2: Kích thước cây Hương
5- Đặc điểm hình thái:
Cây gỗ lớn, gốc có bạnh vè, trong thân có nhựa mủ đỏ. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách. Hoa tự là chùm mọc ở nách lá, hoa thơm, màu vàng nghệ. Quả dẹp, có cánh tròn.
Mùa hoa: tháng 4-6, quả chín tháng 6-8.
Gỗ quý, mùi thơm và vân đẹp, dùng làm mộc mỹ nghệ, nên loài cây này bị lạm thác mạnh trong tự nhiên.
Là loài cây nguy cấp, có tên trong Sách đỏ Việt Nam (EN), cần xúc tiến các biện pháp để bảo tồn.
Hình 3: Hóa, lá, quả của cây Hương
6- Hiện trạng của cây: Cây đang sinh trưởng bình thường và được chăm sóc tốt, vẫn còn ra hoa, kết quả.
Ngoài ra, trong khuôn viên của Miếu còn có thêm 3 cây Giáng hương khác, tất cả 4 cây đều có đường kính trên 1m, trong đó có 2 cây bị mục bọng phần gốc thân.
7- Giá trị về mặt văn hóa, lịch sử:
Miếu Bà được khởi dựng vào thế kỷ XIX để thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na và các bậc tiền bối. Theo truyền thuyết, Thánh mẫu là người có công dạy dân cày, cấy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và chăm lo cuộc sống cho họ.
Miếu còn bảo lưu 3 sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng. Hàng năm, nơi đây tổ chức lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Năm 2014, Miếu Bà được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.
Hình 4: Cây Giáng hương & Bia Cây Di sản
III- THÔNG TIN KHÁC:
1- Ảnh chụp từ các hướng khác nhau
- Các tài liệu tham khảo có liên quan
– Sách đỏ Việt Nam, 2007 (Phần II. Thực vật)
– Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999 – quyển I)
– Trang web: http://www.ditichkhanhhoa.org.vn/