Cho một kinh nghiệm tốt hơn hãy thay đổi duyệt để CRÔM INTERNET OPERA hay Internet Explorer.

THÔNG TIN CÂY THỊ

I- THÔNG TIN CHUNG

Tên khác:                  Thị thập hùng

Tên khoa học:          Diospyros decandra Lour.

Họ Thị:                       Ebenaceae.

Hình 1: Cây Thị quăn ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

Hình thái:

Cây gỗ lớn, cao 18m, đường kính đến 1m. Vỏ thân màu đen.

Hình 3: Cây Thị ở Tháp Bà có lỗ to ở giữa thân

Lá đơn, mọc cách, hình thuôn hay xoan, mặt dưới có lông.

Cụm hoa dạng tán, hoa tạp tính, mẫu 4, đài có lông nâu.

Quả thịt, khi chín màu vàng rất thơm, có đài tồn tại; quả thị có 2 dạng: quả hình cầu, to 6cm, có 5-6 hạt; quả bẹp, dạng lép không hạt.

Mùa hoa quả: từ tháng 3-7.

Hình 4: Thị – hoa

Sinh thái:

Mọc ở rừng thưa, vùng thấp hoặc ven sông, độ cao dưới 100m. Tái sinh hạt tốt.

Hình 5: Thị – quả  

Phân bố:

– Thế giới: phân bố ở Đông Nam Á,…

– Việt Nam: phổ biến ở nhiều địa phương trong nước,…

– Khánh Hòa: mọc rải rác ở Ninh Hòa, Nha Trang, Diên Khánh,…

Hình 6: Thị – quả lép (không hạt) 

Tình trạng bảo tồn: Loài cây phổ biến, thường được trồng ở các đình, miếu

Công dụng:

Gỗ có màu nâu đen, cứng và bền; dùng làm mộc dân dụng.

Quả ăn được, ngoài ra còn có giá trị về dược liệu.

Thị là loài cây đặc biệt vì hiện diện trong truyện cổ tích Việt Nam “Tấm Cám”.

Theo YHCT: dùng trị giun sán ở trẻ em; chữa mất ngủ, nôn ói, mụn nhọt,…

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA

Ghi chú:

Cây Thị ở Tháp Bà có đường kính gốc khoảng 40cm, thân cây đã bị bọng từ lâu, nhưng điều kỳ diệu là dù chỉ còn một phần vỏ thân với lớp gỗ mỏng bên trong, cây vẫn sống và ra hoa, kết quả hàng năm. Cây luôn được sự chăm sóc tốt và hỗ trợ bởi một trụ chống bên cạnh.

Cây Thị đã thu hút sự quan tâm cùng với sự hiếu kỳ của nhiều du khách khi đến Tháp Bà.

lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu